Xem thế cây cảnh mẫu tử
Thế cây cảnh mẫu tử |
Thế mẫu tử (mẹ con) phải có hai cây cùng một gốc, cây lớn là mẫu, cây nhỏ là tử; cây mẫu cao gấp 3 lần cây tử mới đúng là mẹ con. Cây này phải cổ thụ, bộ rễ xoè ra nổi lên trên mặt chậu, gốc dạng xuy phong phải cỡ 45 độ, cây tử cũng vậy, cây mẫu và cây tử phải xiên cỡ 90 độ mới đẹp, đủ chỗ để phân chi tán cành nhánh ôm lấy cây tử, như mẹ chăm sóc con với dáng vóc triù mến thương yêu tình cảm thật sự cuả mẹ đối với con! Tán thứ nhất cuả cây mẫu bẻ ra bên ngoài chừa chỗ cho cây tử mọc lên. Hai cây me con đều uốn theo chiết chi nhị diện, cây tử vươn lên thẳng đứng, hai tàn một ngọn nhỏ. Cây mẫu đến đoạn thứ ba cũng uốn quy căn thẳng đứng, để giữ trọng tâm nằm trong chậu, gọn gàng, cân đối, có bốn tàn một ngọn hồi đầu. Tàn cuả cây mẫu tử lớn hơn tàn cây tử, đều uốn theo tàn hồng nhật tròn đẹp, hoặc tàn hoa rơi xoè ra ôm lấy cây tử, mềm mại duyên dáng, cây tử thì quấn quýt không dời cây mẫu, tả được tình cảm giữa mẹ con, thế này thường là “[b]Tam cang ngũ thường hay tam tùng tứ đức[/b]” rất được ưa thích trong bộ ba kiểng cổ ngày xưa. Thường bộ kiểng cổ 3 cây,có hai cây mẫu tử đối xứng hay bên rất đẹp. Nếu cây tử không phải cùng chung một gốc với cây mẫu, mới tháp vào thì gọi là “Minh linh dưỡng tử” xem như là con nuôi vậy Thế mẫu tử (mẹ con) phải có hai cây cùng một gốc, cây lớn là mẫu, cây nhỏ là tử; cây mẫu cao gấp 3 lần cây tử mới đúng là mẹ con. Cây này phải cổ thụ, bộ rễ xoè ra nổi lên trên mặt chậu, gốc dạng xuy phong phải cỡ 45 độ, cây tử cũng vậy, cây mẫu và cây tử phải xiên cỡ 90 độ mới đẹp, đủ chỗ để phân chi tán cành nhánh ôm lấy cây tử, như mẹ chăm sóc con với dáng vóc triù mến thương yêu tình cảm thật sự cuả mẹ đối với con! Tán thứ nhất cuả cây mẫu bẻ ra bên ngoài chừa chỗ cho cây tử mọc lên. Hai cây me con đều uốn theo chiết chi nhị diện, cây tử vươn lên thẳng đứng, hai tàn một ngọn nhỏ. Cây mẫu đến đoạn thứ ba cũng uốn quy căn thẳng đứng, để giữ trọng tâm nằm trong chậu, gọn gàng, cân đối, có bốn tàn một ngọn hồi đầu. Tàn cuả cây mẫu tử lớn hơn tàn cây tử, đều uốn theo tàn hồng nhật tròn đẹp, hoặc tàn hoa rơi xoè ra ôm lấy cây tử, mềm mại duyên dáng, cây tử thì quấn quýt không dời cây mẫu, tả được tình cảm giữa mẹ con, thế này thường là “[b]Tam cang ngũ thường hay tam tùng tứ đức[/b]” rất được ưa thích trong bộ ba kiểng cổ ngày xưa. Thường bộ kiểng cổ 3 cây,có hai cây mẫu tử đối xứng hay bên rất đẹp. Nếu cây tử không phải cùng chung một gốc với cây mẫu, mới tháp vào thì gọi là “Minh linh dưỡng tử” xem như là con nuôi vậy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét